Máy lạnh Chiller cũng giống như tất cả các loại máy móc khác, khi sử dụng được một thời gian chúng ta cần BẢO TRÌ chúng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Quá trình bảo trì máy nên theo định kỳ 3 tháng một lần. Tránh tình trạng xảy ra lỗi nặng tốn kém kinh phí và thời gian.
Biết rõ trạng thái hoạt động của máy lạnh Chiller
Khi đến thời kỳ bảo trì, kỹ thuật viên cần phải biết rõ được tình trạng hoạt động của máy thông qua các kiểm tra sau:
+ Phải đo lường và nắm bắt được tình trạng hoạt động của các máy bơm nước (chạy đúng chiều).
+ Phải khảo sát và kiểm tra hiệu điện thế của nguồn điện.
+ Xem xét tình hình hoạt động quạt của tháp giải nhiệt có ổn định hay không (đúng chiều chạy).
+ Kiểm tra hệ thống cấp nước ở nguồn.
+ Kiểm tra các van nước lạnh (ở trạng thái mở).
+ Đo lường và kiểm tra cường độ dòng điện (theo định mức).
+ Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
+ Xác định nhiệt độ vào máy nén.
+ Xác định nhiệt độ vào bình ngưng hoặc dàn ngưng tụ.
+ Xác định độ ồn của máy nén khí.
+ Kiểm tra dây coroa truyền động (đối với máy dùng dây coroa).
+ Đánh giá nhớt trong caste (đối với Block bán kín).
1. Kiểm Tra Đối Với Bầu Lạnh:
A. Bộ phận ống tản nhiệt đi theo hình xoắn ốc:
+ Bước 1: Tách riêng bầu lạnh với hệ thống bằng phương pháp đóng chốt van chặn nước đi từ 2 ống nước lạnh đến bầu lạnh.
+ Bước 2: Sử dụng hệ thống máy bơm chuyên dùng vào việc vệ sinh (Chú ý: không cần máy bơm áp lực).
+Bước 3: Để máy bơm chạy ngược, đi xuôi chiều và dùng hóa chất chuyên sử dụng để làm sạch các thiết bị.
B. Bộ phận ống tản nhiệt đi theo đường thẳng song song:
+ Bước 1: Chúng ta tiến hành gỡ bỏ 2 đầu mặt bích bảo trì như bầu nóng.
C. Đối với dàn nóng giải nhiệt bằng gió:
+ Bước 1: Cần phải Tháo gỡ vỏ máy.
+ Bước 2: Sử dụng máy bơm áp lực xịt dàn (dùng hóa chất chuyên dùng lúc cần thiết).
+ Bước 3: Kiểm tra lại sự hoạt động ở những motor quạt, bạc đạn của quạt.
2. Đối Với Dàn Lạnh (FCU):
Đối với quy trình này cần đáp ứng các bước sau đây:
+ Bước 1: Tháo lưới lọc bụi từ miệng gió hồi hoặc ở phía sau dàn lạnh.
+ Bước 2: Dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn lạnh, thông ống thoát nước.
+ Bước 3: Kiểm tra hoạt động của quạt, cân chỉnh lại dây coroa (nếu có).
+ Bước 4: Tháo và vệ sinh lưới lọc của van (van thường nằm trước đường ống đẩy nước lạnh và trước dàn lạnh).
+ Bước 5: Lau chùi các miệng gió, hồi bằng khăn sạch.
+ Bước 6: Sau đó lắp ráp lại những phần đã tháo dỡ. Hoàn tất việc bảo trì.
3. Kiểm Tra Và Bảo Trì Đối Với Tháp Giải Nhiệt:
Tháp giải nhiệt cần được thực hiện qua các bước:
+ Bước 1: Cần vệ sinh đầu chia nước (các ống chia nước).
+ Bước 2:Cần kiểm tra tình hình hoạt động ở bộ chia nước (chiều quay cũng như tốc độ quay).
+ Bước 3: Cần kiểm tra và vệ sinh van cấp nước tự động có đang hoạt động đúng tốt hay không.
+ Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh van xả tràn.
+ Bước 5: Kiểm tra motor bơm nước.
4. Bầu nóng cũng là một bộ phận không thể bảo qua.
Cuối cùng kiểm tra bầu nóng với 4 bước như sau:
+ Bước 1: Đóng chốt van ngăn không cho nước từ hai ống nước lạnh qua.
+ Bước 2: Mở lưới lọc vệ sinh (lưới bằng inox hoặc hợp kim không rỉ) có hình giống chữ Y.
+ Bước 3: Dùng khóa chuyên dùng hoặc mỏ lết mở mặt bích của bầu ngưng.
+ Bước 4: Dùng chổi cước chuyên dùng (phù hợp với kích cỡ của ống trong bầu) đẩy đi đẩy lại nhiều lần cho sạch. Sau đó dùng bơm nước áp lực xịt nhiều lần cho đến khi nào sạch.
Khi đã kiểm tra xong và hoàn thành tất cả các khâu như trên. Kỹ thuật viên cần phải khởi động lại để xem máy có hoạt động bình thường hay không. Nếu không có trục trặc hoặc không có lỗi thì quá trình này đã được hoàn tất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được bảo trì hệ thống Chiller một cách tốt nhất. Công Ty CP Điện Lạnh TST cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất tới Khách hàng.