Bảo trì sửa chữa thiết bị Chiller bằng biện pháp nào là tốt nhất?

Bảo trì sửa chữa thiết bị Chiller bằng biện pháp nào là tốt nhất?

Bảo trì sửa chữa thiết bị Chiller bằng biện pháp nào là tốt nhất?

 

 

Hệ thống lạnh khi hoạt động đến một thời gian nhất định sẽ cần phải được bảo trì, bảo dưỡng. Làm sạch hệ thống lạnh khi thay máy nén là biện pháp bảo trì đem lại hiệu quả đáng kể cho thiết bị Chiller.

250px-Chiller

Qua kiểm tra những máy nén hư hỏng cho thấy rõ có rất nhiều những vật cứng trong máy nén như: cát, sỏi, xỉ hàn, những chất gây cháy, những mảnh vỡ kim loại, những mảnh bùi nhùi thép, những dây kim loại từ bàn chải làm sạch,… đã không được loại bỏ khỏi hệ thống lạnh trong lúc lắp đặt. Có những máy nén bị cháy động cơ, nhưng trên thực tế nguyên nhân gây cháy động cơ là do những hư hỏng ở bộ phận đệm, van, hay thanh truyền bị gây ra bởi những chất nói trên và hệ quả là gây hư hỏng cho động cơ máy nén.

Những chất nói trên phần lớn có kích thước rất nhỏ nên chúng dễ dàng đi xuyên qua phin lọc bằng lưới ở đầu hút máy nén. Ngoài ra do vận tốc của nước lớn cho nên chúng được cuốn theo dòng nước và cắt đứt hay phá vỡ lưới của phin lọc ở đầu hút của máy nén để đi vào máy nén.

  1. Những phin lọc trên đường hơi

Để ngăn không cho những chất nói trên gây hại cho hệ thống, khi lắp đặt chúng ta nên lắp đặt một phin lọc có hiệu suất lọc tốt trên đường hút. Những phin lọc này phải có tổn thất áp suất hợp lý và có khả năng lọc tất cả nhưng chất bẩn nói trên. Nên lắp một cổng đo áp suất ở phía trước phin lọc (tốt nhất là trên vỏ), để thuận tiện cho việc kiểm tra tổn thất áp suất qua phin lọc.

Một lợi ích nữa của phin lọc đường hút là nó sẽ bảo vệ cho hệ thống lạnh khi có sự cố cháy máy nén xảy ra. Phin lọc sẽ ngăn ngừa những chất gây hại sinh ra khi máy nén bị cháy, không cho chúng di chuyển theo đường ống hút đến những phần khác của hệ thống. Điều này sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những chất gây hại vẫn còn ở lại trong hệ thống khi máy nén bị cháy đã được sửa chữa hay thay mới

2.Hút chân không hệ thống

Một bước quan trọng trong việc làm vệ sinh một cách hiệu quả hệ thống lạnh trước khi vận hành là hút chân không. Do không khí rất có hại cho hệ thống lạnh, cho nên chúng phải được loại bỏ triệt để trước khi khởi động và sau khi lắp đặt. Việc thổi Nitơ khô vào các đường ống có thể loại bỏ phần lớn không khí ra khỏi hệ thống, nhưng trên thực tế vẫn còn một lượng nhỏ không khí trong carte máy nén, chúng vẫn không bị loại bỏ bằng cách thổi Nitơ vào hệ thống.

Những máy nén mới thường có sẵn một lượng không khí khô đã được nạp tại nhà máy, lượng không khí này phải được loại bỏ khi lắp đặt máy nén vào hệ thống.

Để việc rút chân không hệ thống được tốt, nên tiến hành 3 lần, sau lần rút chân không thứ 1, nạp khí Nitơ vào hệ thống, rút chân không lần thứ 2, sau đó tiếp tục cho khí Nitơ vào hệ thống và rút chân không lần thứ ba. Nên nối ống vào cả hai phía áp suất cao và thấp của hệ thống để việc rút chân không được nhanh và triệt để.

  • Các bước tiến hành vệ sinh hệ thống sau khi động cơ kín bị cháy

Khi có sự cố cháy động cơ xảy ra trong máy nén, nhiệt độ tăng cao làm cho một phần hỗn hợp dầu hay tác nhân lạnh bị phân hủy thành các cặn cacbon, axit ăn mòn và nước.

Nếu những chất gây hại sinh ra do động cơ bị cháy vẫn còn tồn tại trong hệ thống, chúng có thể làm hư máy nén lần nữa. Có thể ngăn ngừa điều này bằng cách làm vệ sinh hệ thống sau khi động cơ kín bị cháy theo đúng những bước tiến như sau:

Lưu ý khi thực hiện: Dùng bao tay, đeo kính an toàn và thông gió không gian thực hiện công việc. Dầu từ động cơ bị cháy có thể gây ra rát hoặc bỏng da. Trong một số trường hợp, hơi bốc ra rất độc hại.

  1. Nếu máy nén có những van chặn ở đầu hút và nén, đóng các van này và tháo máy nén ra khỏi hệ thống. Trong trường hợp không có các van chặn trên máy nén, nên thu hồi lại tác nhân lạnh, sau đó cắt đường ống, lấy máy nén bị hư ra và lắp đặt máy nén mới vào.
  2. Vì màu sắc bình thường của hỗn hợp dầu và tác nhân lạnh khác với màu của dầu, lấy một ít dầu từ máy nén mới, đựng trong một chai thủy tinh nhỏ để so sánh với dầu khi hệ thống đã được làm sạch.
  3. Lắp đặt phin lọc – sấy mới theo đúng kích thước của đường ống hơi và thay một phin lọc –sấy mới khác cùng kích thước trên đường ống gas lỏng.
  4. Kiểm tra kỹ tất cả những bộ phận điều khiển của hệ thống như van tiết lưu, các van điện từ, van một chiều, những chỗ tiếp xúc hay mối hàn …
  5. Thử xì và rút chân không hệ thống 3 lần như đã đề cập ở trên, sau mỗi lần rút chân không thứ 1 và 2, nạp lại nitơ và rút chân không tiếp. Sau đó mở các van chặn, khởi động máy nén và cho hệ thống hoạt động, nạp thêm tác nhân lạnh nếu cần.
  6. Khi máy nén hoạt động, các chất gây hại trong hệ thống sẽ được lọc qua các phin lọc, tổn thất áp suất qua phin lọc tăng. Quan sát sự chênh lệch áp suất khi qua phin lọc tối thiểu là 4 giờ, nếu tổn thất áp suất vượt quá giới hạn lớn nhất được biểu diễn trên đường cong ở hình 1 và hình 2, thay thế phin lọc – sấy, rút chân không và cho hệ thống hoạt động lại.
  7. Tiếp tục cho máy hoạt động trong 48 giờ, kiểm tra mùi và so sánh màu của dầu với mẫu lấy ở bước 2. Nếu có sẵn một bộ kiểm tra axit, kiểm tra tính axit trong dầu. Nếu dầu khác màu, có mùi hăng, nếu kính xem gas chỉ mức độ ẩm cao trong hệ thống, nên thay các phin lọc – sấy một lần nữa. Dầu máy nén có thể được thay nếu cần thiết. Cho máy nén vận hành thêm 48 giờ và kiểm tra lại như trước. Lặp lại cho đến khi dầu trở lại sạch, không có mùi, và màu của dầu gần giống với mẫu đã lấy là được.

Sau khi biện pháp vệ sinh đã được thực hiện, kiểm tra lại trong khoảng thời gian 2 tuần để đảm bảo các điều kiện và sự vận hành của hệ thống là hoàn toàn tốt.

Với các biện pháp làm sạch hệ thống lạnh khi thay máy nén mà công ty chúng tôi đưa ra, chúng tôi tin chắc rằng thiết bị Chiller của bạn sẽ được bảo trì, bảo dưỡng tốt nhất. Công ty cổ phần điện lạnh TST tự hào sẽ là địa chỉ đáng tin cậy của bạn.

 

Thống kê
  • Online: 0
  • Hôm nay: 399
  • Hôm qua: 339
  • Trong tháng: 5817
  • Tổng: 662209
© Copyright 2018 Công ty cổ phần điện lạnh TST
Thiết kế bởi Tâm Nghĩa